Nhãn hiệu liên kết
26/06/2024 - 10:42 PM - 84 lượt xem

Nhãn hiệu liên kết (hay còn gọi là nhãn hiệu bao vây) là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Đăng ký nhãn hiệu liên kết (hình minh họa)

 Được xem là nhãn hiệu liên kết chỉ khi chủ thể phải đăng ký từ hai sản phẩm, dịch vụ trở lên. Đồng thời, những nhãn hiệu này chỉ duy nhất do một chủ thể đăng ký, sở hữu.

Bên cạnh đặc điểm trên, các nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu liên kết phải thỏa mãn điều kiện khi có những dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhau hoặc có liên quan với nhau về mẫu nhãn hiệu hay nhóm ngành sản phẩm, dịch vụ mà chủ thể muốn cung cấp. Ví dụ cụ thể về nhãn hiệu liên kết như nhãn hiệu: Wave, Wave S, Wave RS, là các nhãn hiệu cho dòng sản phẩm của Honda về xe máy Wave. Đây chính là các nhãn hiệu liên kết của công ty Honda.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam khá quan tâm và coi trọng đến việc đăng ký nhãn hiệu liên kết nhằm mục đích bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình, ngăn chặn bên thứ ba đăng ký những nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ. Tránh và loại bỏ những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể xảy ra trong tương lai.

 Lưu ý: So với các nhãn hiệu độc lập thông thường, khi đăng ký nhãn hiệu liên kết, chủ thể đăng ký nhãn hiệu cần lưu ý về tờ khai đăng ký nhãn hiệu như sau:

- Phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải chỉ rõ nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu liên kết;

- Người nộp đơn phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hoá, dịch vụ :

- Trong trường hợp yếu tố liên kết là nhãn hiệu thì phải chỉ rõ trong số các nhãn hiệu liên kết đó có nhãn hiệu nào được coi là cơ bản hay không, nếu có thì đó là nhãn hiệu nào; nếu một hoặc một số trong các nhãn hiệu đó đã được đăng ký hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;

- Trong trường hợp yếu tố liên kết là hàng hoá, dịch vụ thì phải chỉ rõ trong số các hàng hoá, dịch vụ đó có hàng hoá, dịch vụ nào được coi là cơ bản hay không và nếu có thì đó là hàng hoá, dịch vụ nào; nếu một trong các hàng hoá, dịch vụ đó đã được đăng ký trước hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;

- Nếu người nộp đơn không chỉ rõ nhãn hiệu cơ bản hoặc hàng hoá, dịch vụ cơ bản thì tất cả các nhãn hiệu và tất cả các hàng hoá, dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu nêu trong đơn của người nộp đơn được coi là độc lập với nhau. Việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu nêu trong đơn sẽ không được áp dụng ngoại lệ đối với nhãn hiệu liên kết.

Trên đây là những nội dung luật sư tư vấn, tham gia giải quyết về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ - liên quan đến các vấn đề mà quý vị đang vướng mắc, gặp phải. Chúng tôi rất hân hạnh được giải đáp cũng như tháo gỡ các vướng mắc của quý vị, góp phần thông tin và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của quý khách hàng một cách hiệu quả.

Trân trọng./.

 

Công ty Luật Pháp Định
Thông tin và liên hệ luật sư
Công ty Luật Pháp Định
454 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (T7/3 - Lộc Lê)
0909 666 275 - 094 44 88 001
Đăng ký chỉ dẫn địa lý
Đăng ký chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: từ ngữ; dấu hiệu; biểu tượng; hình ảnh để chỉ: Một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hoá được sản xuất ra từ đó.
Đăng ký Kiểu dáng Công nghiệp
Đăng ký Kiểu dáng Công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Đăng ký bảo hộ kiểu dáng độc quyền, kiểu dáng phải đáp ứng  yêu cầu
Giải quyết các vấn đề liên quan về vi phạm Sở hữu trí tuệ
Giải quyết các vấn đề liên quan về vi phạm Sở hữu trí tuệ
Việc xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo thực thi sở hữu trí tuệ, tạo  sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường.
Bảo hộ quyền Tác giả
Bảo hộ quyền Tác giả
Việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ tránh làm phát sinh nhưng tranh chấp không đáng có về thời điểm sáng tạo cũng như về tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm.
Các quy định về Văn bằng bảo hộ (VBBH)
Các quy định về Văn bằng bảo hộ (VBBH)
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Thủ tục gia hạn Nhãn hiệu (Logo)
Thủ tục gia hạn Nhãn hiệu (Logo)
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009), nhãn hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn.
Nhãn hiệu (Logo) và việc đăng bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ
Nhãn hiệu (Logo) và việc đăng bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ
Khái niệm về nhãn hiệu được quy định tại Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo đó, Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.